HomeBlogE-A-T là gì? Thay đổi tư duy viết bài SEO để lên top bền vững

E-A-T là gì? Thay đổi tư duy viết bài SEO để lên top bền vững

E-A-T là gì? EAT là gì? SEO Google

E-A-T là viết tắt của 3 từ Expertise – Authority – Trust. Đây là 3 yếu tố chính mà Google dùng để đánh giá chất lượng nội dung của một website. Bài viết này sẽ tập trung giải thích E-A-T là gì? Tại sao nó quan trọng? Và làm sao để tối ưu nội dung SEO theo “chuẩn Google” giúp website lên top bền vững.

E-A-T là gì? EAT giúp google đánh giá chất lượng nội dung website trên internet.

Tiêu chí E-A-T được công khai bởi chính Google vào Tháng 8 cùng với bản cập nhật thuật toán xếp hạng SEO 2019

Theo đó, Google luôn muốn mang lại cho người dùng (những người tìm kiếm trên Google) trải nghiệm tốt nhất, thông tin hữu ích và xác thực. Vì thế, Google sẽ ưu tiên những bài viết mà nó cho là vượt trội nhất. Đó là lí do tiêu chí E-A-T ra đời để đánh giá nội dung của website. Và đó cũng là lí do chúng ta – những người làm content SEO – phải thích nghi với EAT.

Website của những thương hiệu lớn như Tiki, Lazada, … thường thỏa mãn tiêu chí EAT của Google. Đó là lí do họ nhận được cực kỳ nhiều “ưu ái” từ bộ máy tìm kiếm. Điều này không những mang lại cho các brand lớn lợi thế “độc tôn” về traffic, mà còn thúc đẩy doanh số bán hàng cực kỳ hiệu quả.

Nhưng bạn có biết, website của bạn hoàn toàn có thể có được kết quả như vậy? Những điều bạn cần làm là tối ưu nội dung theo chỉ số E-A-T, mà tôi sẽ giúp bạn nắm rõ thông qua bài viết này.

Việc cải thiện E-A-T của website không những giúp bạn xếp hạng cao hơn trên Google, nó còn giúp bạn tăng nhận diện thương hiệu. Và hơn thế nữa: tăng doanh số bán hàng.

Hấp dẫn chứ? Vậy thì bắt đầu thôi. Tôi sẽ cùng bạn khám phá trọn vẹn tiêu chí E-A-T của Google. Để qua đó, bạn có thể đạt được kết quả tốt nhất khi làm SEO.

https://giphy.com/gifs/leroypatterson-cat-glasses-CjmvTCZf2U3p09Cn0h

E-A-T trong SEO là gì?

E-A-T là viết tắt của Expertise (chuyên môn) – Authority (thẩm quyền) – Trust (độ tin cậy). Đây là các tiêu chí đánh giá chất lượng nội dung của các website được công bố bởi chính Google. Mỗi tiêu chí trong đó được xem như một “thước đo” giúp chấm điểm website, bài viết, và tác giả trên internet.

Bạn thấy đó, không chỉ đánh giá bài viết/website, mà Google còn sử dụng EAT để đánh giá tác giả bài viết. Qua đó quyết định xem bài viết có xứng đáng lên top hay không. Đây là một yếu tố quan trọng mà nhiều người làm SEO bỏ qua!

Ví dụ: cùng một nội dung bài viết, cùng một website, nhưng nếu bài được viết bởi một tác giả uy tín thì khả năng SEO lên top sẽ cao hơn so với khi được viết bởi một tác giả vô danh.

OK!! Bây giờ chúng ta sẽ đi vào chi tiết.

Cách tối ưu E-A-T để tăng thứ hạng website

Expertise – Yếu tố chuyên môn

Khỏi nói chắc các bạn cũng hiểu… Khi đi khám ở viện, bạn tin tưởng giao sức khỏe của mình cho một liệu trình chuyên nghiệp của một bác sĩ có 30 năm kinh nghiệm hay những lời hứa hẹn của một sinh viên tập sự nào đó?

Bạn hiểu ý tôi rồi đó! Google cũng vậy.

Expertise là tiêu chí đánh giá kiến thức chuyên môn của bài viết.

Tức là bài viết của bạn phải chuyên nghiệp!

Một trong những kiểu viết bài “chuyên nghiệp” nhất là tung ra các nghiên cứu, báo cáo, khảo sát gốc (primary research).

Tuy nhiên, hầu hết các công ty đang triển khai SEO trên thị trường hiện nay đều đi tham khảo các nguồn thông tin của website khác để viết lại thành bài của mình. Chỉ một số lượng rất nhỏ các công ty tự sản xuất ra các báo cáo, dữ liệu tự tổng hợp và nghiên cứu. Nếu bạn thuộc nhóm này, thì hay tạo ra giá trị gia tăng cho người dùng. Tức là mặc dù bạn không sản xuất ra kiến thức mới, nhưng bạn tổng hợp những bài cũ rồi trình bày hợp lý, khoa học giúp người đọc dễ hiểu hơn.

https://giphy.com/gifs/editingandlayout-the-office-true-dwight-5wWf7GR2nhgamhRnEuA

Cải thiện Expertise cho website

Dưới đây là những việc bạn có thể làm để tăng tính chuyên môn (expertise) cho bài viết content SEO của mình:

  • Sản xuất những thông tin, báo cáo, nghiên cứu gốc (report, whitepaper, document,…)
  • Đầu tư chất xám vào bài viết, tạo ra những giá trị “của riêng bạn”. (trình bày khoa học, trực quan, sinh động hơn tất cả những bài khác).
  • Trích dẫn nhớ ghi nguồn theo chuẩn apa. Nhớ chọn những thông tin, trang web có uy tín trong ngành để trích dẫn nhé. Đừng trích dẫn báo lá cải, web tào lao.
  • Hành văn mạch lạc, rõ ràng, luận điểm, bằng chứng thuyết phục.
  • Có số liệu minh bạch là điểm cộng, không có thì thôi. Tuyệt đối không nên “bịa” ra số liệu.
  • Nội dung độc nhất, hạn chế tối đa trùng lặp với website khác. Nếu trùng thì nên đặt trích dẫn rõ ràng.
  • Nói không với SPIN bài viết của người khác rồi đăng lại trên website của bạn. Bạn đang chơi trên sân khách, đừng cố để “qua mặt Google”.

Authority – Mức độ thẩm quyền

Authority (hay Authoritativeness) chỉ mức độ thẩm quyền của tác giả hay website. Tức là khi xét đến điểm số Authority của bạn, Google muốn biết: Bạn có phải là “chuyên gia” trong lĩnh vực bạn đang viết hay không? Bạn có chứng chỉ, bằng cấp trong ngành không? Website của bạn có phải là một đơn vị uy tín trong ngành không?

Nếu bạn quảng bá cho sản phẩm, dịch vụ mà bạn là chuyên gia trong lĩnh vực đó, thì Google sẽ đánh giá cao những bài viết content SEO của bạn. Đồng nghĩa với việc bạn có cơ hội lên top cao hơn. Khi đó, người dùng có nhiều khả năng tìm được những bài viết có giá trị hơn.

Một số người sẽ thắc mắc: “Nhưng tôi làm nghề viết content dạo. Và tôi viết bài THUÊ cho một công ty tin học. Vậy content của tôi viết ra có chỉ số Chuyên môn kém à?”

Câu trả lời là ĐÚNG!

Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng về điều đó. Vì lí do sau: Về mặt chuyên môn, Google chia làm 2 loại nội dung: nội dung viết bởi người có chuyên môn sâu (expert – chuyên gia trong ngành) vs nội dung viết bởi người có chuyên môn thấp nhưng diễn giải tốt, dễ hiểu (enthusiast – người yêu thích chủ đề). Từ đó, Google hiển thị cho 2 loại độc giả tương ứng: người trong ngành và người dùng bình thường. Đôi khi, khách hàng của bạn là người dùng bình thường và không có nhu cầu tìm hiểu sâu kiến thức chuyên môn!

Luôn giới thiệu tác giả ở cuối bài viết, kể cả khi bạn là Freelance Copywriter. Ảnh: Hostgator.

Cải thiện chỉ số Authority cho website

Dưới đây là một vài lưu ý của Content bình thường dành cho bạn để gia tăng chỉ số Thẩm quyền cho website:

  • Tạo trang giới thiệu về các tác giả cho website.
  • Đặt thông tin tác giả ở cuối mỗi bài viết.
  • Hiển thị sự chuyên nghiệp, uy tín của tác giả. VD: địa vị, chức vụ, bằng cấp. => Yếu tố này càng quan trọng khi bạn làm site về sức khỏe.
  • Nếu background (tiểu sử) của tác giả có liên quan tới lĩnh vực đang viết thì tốt, không có cũng không sao. (Bạn nào có điều kiện thì mua vài bài báo PR cho bản thân trong lĩnh vực cần viết thì càng tốt :D)
  • Đăng ký Bộ công thương đối với website thương mại điện tử.
  • Có giấy phép kinh doanh, đăng ký Google My Business và các dịch vụ khác của Google dành cho doanh nghiệp.
Trang giới thiệu đội ngũ của báo công nghệ CNET. Ảnh: CNET.

Trust – Độ tin cậy

Trust (hay trustworthiness) trong SEO là độ tin cậy của website, thương hiệu, hoặc nội dung. Tạo ra nhiều nội dung cho website thì dễ. Nhưng làm sao để tăng độ tin cậy cho những nội dung đó lại khó hơn nhiều.

Để hiểu rõ hơn về Trust trong SEO, hãy xét ví dụ:

Bạn khẳng định mình rất giỏi toán, vô địch thiên hạ. Nhưng bạn không có giải thưởng nào cả, không có bất kỳ một bài báo nào về bạn, thậm chí tới hàng xóm cũng không khen bạn giỏi toán. Thì một người xa lạ sẽ không tin là bạn giỏi toán.

Trust là những gì người khác nói về bạn, chứ không phải những gì bạn nói về chính mình.

Trong SEO, yếu tố Trust được thể hiện rõ nhất bằng Page Rank và Backlink.

Trước năm 2013, yếu tố Trust cực kỳ quan trọng trong SEO. Khi đó keyword+backlink = COMBO SEO hủy diệt! Nhưng mọi thứ đã thay đổi kể từ sau khi Google cập nhật thuật toán mới. Để cải thiện trải nghiệm tìm kiếm của người dùng, Google quyết định phạt những web cố tình spam keyword và backlink. Đó là lý do bạn nên xem xét xây dựng backlink theo chất lượng thay vì số lượng.

Khi xây dựng backlink, tập trung vào CHẤT LƯỢNG thay vì SỐ LƯỢNG.

Vậy, làm sao để tăng Trust?

Bước đầu tiên là chấp nhận sự thật: Backlink vẫn quan trọng, nhưng không còn quá quan trọng như trước.

Hãy xây dựng hệ thống backlink “sạch”. Đừng cố gắng nhồi nhét nhiều backlink không liên quan tới chủ đề trang web bạn đang SEO. Việc đi backlink ẩu, không rõ nguồn gốc có thể khiến website của bạn bị Google phạt. Nhẹ thì tụt hạng, mất index một vài bài, nặng thì domain của bạn vĩnh viễn biến mất trên Google. Đây là thảm họa của người làm SEO.

Dưới đây là một vài lời khuyên của mình trong việc tối ưu Trust cho website của bạn:

  • Đừng tốn công spam backlink diễn đàn. Hãy chọn từ 3-5 forum liên quan tới chủ đề của web bạn đang SEO, đăng những bài viết hữu ích lên đó và trỏ link về web của bạn.
  • Mua bài từ những trang báo nổi tiếng sẽ giúp tăng trust rất nhanh! VD: cafebiz, vnexpress, 24h.com.vn, muong14.vn,… Lưu ý: đi link về trang chủ sẽ tăng trust đồng đều và nhanh nhất.
  • Tập trung vào CHẤT LƯỢNG backlink thay vì SỐ LƯỢNG.
  • Sử dụng HTTPS/SSL cho website để tăng bảo mật thông tin truyền tải => Một yếu tố tăng Trust.
  • Thông tin liên lạc (sdt, email, địa chỉ) rõ ràng.
  • Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố khác tác động mà chỉ Google biết. Mình sẽ cập nhật thêm ngay tại bài viết này khi có phát hiện mới.

Còn đây là mẹo tối ưu keyword:

  • Đừng chèn quá nhiều keyword vào một bài viết. Mật độ chỉ nên từ 3 – 5%.
  • Thêm các biến thể khác nhau của keyword vào bài: từ đồng nghĩa, viết tắt, từ tiếng Anh, các cách biểu đạt khác nhau của keyword đó. VD: bảo mật website => bảo mật trang web, bảo mật web, web security, websec, bảo vệ trang web, bảo vệ web, giữ trang web an toàn,…

Tổng kết

OK! Trên đây là tất cả những gì bạn cần biết về E-A-T và cách tối ưu nội dung SEO website theo E-A-T. Để tối ưu nội dung cho bài viết và website tốt hơn, bạn tham khảo thêm bài viết Google tiết lộ mẹo để tối ưu nội dung theo thuật toán mới 2019. Nếu có thắc mắc gì, các bạn để lại comment mình sẽ giải đáp. Ngoài ra, kết nối với mình qua FanpageGroup Content Marketing nhé. Hẹn gặp lại trong bài viết sau. Peace!

Nguồn tham khảo:

  1. What webmasters should know about Google’s core updates – Official Google Blog.
  2. Google’s Aug. 1 core algorithm update: Who did it impact, and how much? – Search Engine Land
  3. What is E-A-T? (and Why It’s SO Important for SEO) – Exposure Ninja
  4. Intro to E-A-T SEO – Main Street Host.

Đọc thêm các bài cùng chủ đề:

Kinh nghiệm SEO